BẾN TRE – VÙNG ĐẤT ANH HÙNG

Những rặng dừa bạt ngàn

Bến Tre là nơi được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, bởi lẽ nó gắn liền với cuộc chiến của những anh hùng đi vào huyền thoại. Không thể không kể đến huyền thoại của bà Nguyễn Thị Định – thủ lĩnh “đội quân tóc dài” trong phong trào Đồng Khởi năm 1960. Chắc con người nơi đây cũng không thể quên sự đau thương, mất mát cuộc thảm sát 286 người hơn 70 năm trước.

Cuộc đời và hoạt động của nữ tướng Nguyễn Thị Định – Bến Tre

Bà Nguyễn Thị Định sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước tại nơi “Đất thép thành đồng”. Bà sớm đã tham gia vào các hoạt động Cách mạng từ năm 16 tuổi nhờ sự dìu dắt của người anh ruột. Vốn dĩ là một người phụ nữ nông dân với tấm lòng nhân ái, rộng lượng, chan hòa, đặc biệt là lòng yêu nước sâu sắc và cũng chính lòng yêu nước đó của bà đã trở thành lòng căm thù tột cùng khi hay tin chồng bị bắt ra Côn Đảo và hy sinh tại đó năm 1940. Nửa năm sau bà cũng bị bắt đày đi Bà Rá (Bình Phước ngày nay).

Cuộc đời và hoạt động của nữ tướng Nguyễn Thị Định - Bến Tre
Cuộc đời và hoạt động của nữ tướng Nguyễn Thị Định – Bến Tre

Năm 1943 bà được thả về vì đau tim nặng và chịu sự quản thúc của chính quyền địa phương. Bà bắt đầu móc nối được thông tin với tổ chức Cách mạng và hoạt động trở lại. Những hành động của bà khiến ai cũng không khỏi xót xa và đồng cảm: gửi con nhỏ cho mẹ, thoát ly gia đình để tham gia Cách Mạng tại tỉnh.

Không hổ danh là nữ tướng duy nhất của Việt Nam, bà nhận nhiệm vụ làm thuyền trưởng nữ đầu tiên chỉ huy chiếc thuyền “không số” vận chuyển 12 tấn vũ khí từ miền Bắc cập bến A101 (xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre).

Thực hiện mọi hoạt động dựa trên phương châm “Đồn lòng, đồng bộ, đồng loạt”. Năm 1960, bà thành lập và thống lĩnh “đội quân tóc dài” trong phong trào Đồng Khởi. Phong trào ngày càng lớn mạnh khi được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây được xem là chủ lực của cuộc chiến tranh chống Mỹ đã mang lại nhiều thắng lợi cho Cách Mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã cố đôi lời nhận xét về bà nhưng đủ để toát lên sự tự hào và thán phục tinh thần của bà cũng như của những người phụ nữ Việt Nam: “Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định, cả thế giới chỉ có nước ta có vị tướng quân gái như vậy. thật vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc ta.

Đền thờ bà Nguyễn Thị Định
Đền thờ bà Nguyễn Thị Định

Ngày 20/12/2003, khu lưu niệm Nguyễn Thị Định tọa lạc tại xã Lương Hòa (huyện Giồng Trôm, Bến Tre) đã được thành lập để tưởng nhớ công lao của vị nữ tướng đã hi sinh góp phần dành lại độc lập cho dân tộc ngày ấy.

Di tích thảm sát 286 người

Chắc hẳn ai cũng phải “sởn da gà” khi nhắc lại thảm cảnh kinh hoàng hơn 70 năm trước. Hai trung đội lính Lê dương đã thực hiện cuộc thảm sát với những người dân thường vô tội khi họ vẫn còn trong giấc ngủ, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em.

Theo lời kể của ông Lư Hội –  con một người phụ nữ may mắn thoát chết, khiến cũng chết lặng. Chúng dùng đò làm phương tiện gây chủ quan cho người dân. Tưởng chừng như đó đơn thuần chỉ là âm thanh của máy đò vẫn chạy qua lại Mỹ động vẫn như thường lệ… Thế nhưng âm thanh đó lại là báo động của thần chết.

Chúng chia thành 2 cánh quân, một ở Vàm Hàn, một ở Vàm Kênh Cũ tiến hành càn quét. Tiếng mõ báo động vang lên sau khi chúng đã lấy đi 6 mạng người, ai cũng cho rằng đây là môt cuộc ruồng bố thường nhật chỉ nhắm vào lực lượng Cách mạng và thanh niên nhưng không ngờ chúng giết sạch, đốt sạch, phá sạch.

Xuyên suốt hơn 5 tiếng đồng hồ, chúng đi tới đâu giết tới đó, người chết bắn, người chết cháy, kẻ chết đâm, gia súc ngổn ngang, nhà cửa tan hoang… một thảm cảnh khiến ai nấy đều câm nín, xót thương. Những người may mắn trốn thoát tìm trở về gom nhặt những thi thể bị thảm sát, chôn thành mồ tập thể.

                                                            Ảnh minh họa: Cuộc thảm sát đau thương hơn 70 năm trước
Ảnh minh họa: Cuộc thảm sát đau thương hơn 70 năm trước

Trải qua khoảng thời gian hơn 70 năm nhưng nỗi khiếp sợ, hận thù và đau thương, mất mát của con người nơi đây vẫn chưa nguôi ngoai được mấy phần. Sự tàn bạo của các thế lực thống trị đã tạo nên Bến Tre cũng xoa dịu những người con nơi đây bằng những thắng cảnh nổi danh, đặc trưng nơi đây.

Khu du lịch Cồn Phụng

Cồn Phụng (cồn Tân Vinh) là một trong 4 quần thể tứ linh. Ban đầu, Cồn Phụng được biết đến là một “cù lao nổi” chỉ rộng 28 ha, do lượng phù sa dồi dào bù đắp lâu năm nên diện tích tăng lên 50 ha –  một con số đáng kể.

Cù lao nổi được phù sa bồi đắp
Cù lao nổi được phù sa bồi đắp

Không những là vùng đất thiên nhiên trù phú được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, Cồn Phụng – Bến Tre còn sở hữu nét đẹp bình dị, mộc mạc mà gần gũi. Nơi đây còn thu hút khách du lịch bằng những vườn cây ăn trái rộng mênh mông, say quả. Thử nghĩ đến một buổi trưa hè có thể hòa mình vào thiên nhiên và thưởng thức vị ngọt của cây trái, gió của đất trời thì không còn gì bằng.

“Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi?

Mà là tươi xanh mãi đến giờ?”

Những rặng dừa bạt ngàn
Những rặng dừa bạt ngàn

Được xem như một thương hiệu nổi tiếng, đặc trưng của Bến Tre, cây dừa gắn liền với con người nơi đây từ trong ca dao tới đời sống thường nhật. Hầu như tất cả các bộ phận của dừa đều có thể sử dụng được, là nguồn thu nhập chính của người dân.

Gắn liền với những làng nghề thủ công, sản phẩm của từ dừa ngày càng tiếp cận được với không chỉ người trong nước mà còn ngoài nước. Bên cạnh đó còn có những món ăn mang đậm tính chất vùng miền hay nét sinh hoạt đời thường, gần gũi, ấm áp của tình người khiến du khách chẳng muốn rời đi.

Cồn Phụng là nơi khai sinh một tôn giáo kỳ quặc nhất Việt Nam. “Đạo dừa” gắn liền với một vai thoại, giáo chủ là ông Nguyễn Thành Nam. Nơi hành đạo hoành tráng với sân 9 Rồng, tháp hòa bình (cửu trùng đài) vẫn còn được bảo quản nguyên trạng những gì còn lại của các hạng mục kiến trúc của thời trước. Một khu trong nơi hành đao của ông đạo Dừa được tu sửa thành nơi điều dưỡng và du lịch.

Khu di tích ông Đạo Dừa
Khu di tích ông Đạo Dừa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *