KHÁM PHÁ NAM ĐỊNH – XỨ SỞ CỦA NHỮNG LÂU ĐÀI

Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai - Nam Định

Nam Định không chỉ là nơi “Đất học Thành Nam” gắn liền với các trạng nguyên như: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Đào Sư Tích,..mà còn là nơi lưu giữ gần 4000 di tích lịch sử từ rất lâu đời. Không những thế, một Châu Âu thu nhỏ cũng chọn mãnh đất “Non Côi Sông Vị” này để lưu lại kiến trúc độc đáo của mình qua vẻ đẹp hút hồn, mê đắm lòng người của những nhà thờ, giáo xứ…

KHÁM PHÁ NAM ĐỊNH – XỨ SỞ CỦA NHỮNG LÂU ĐÀI

Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai

Nhà thờ gốc có kiến trúc Gothic mang đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được tân trang lại theo kiến trúc Gothic của Pháp. Với chiều dài 80m, rộng 27m, cao 30m và hai tháp chuông cao tận 44m, tòa thánh đường sừng sững giữa không gian thoáng đãng của nền trời.

Từ ngoài hướng vào, bên phải là tượng đài Thánh Đaminh, bên trái là lăng hài cốt của các thánh từ đạo, xung quanh là các phù điêu 14 Đàng Thánh Giá. Tất cả càng làm tôn vinh vẻ uy nghi của một Tiểu Vương cung Thánh.

Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai - Nam Định
Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai – Nam Định

Đền thánh Phú Nhai

Đứng trên ngọn tháp cao, du khách tham quan có thể thu gọn cả huyện Xuân Trường trong tầm mắt.

Đền Thánh Kiên Lao

Đền Thánh Kiên Lao nằm cách thủ đô tầm 95km với chiều dài 75m, rộng 26m, cao 28m và tháp cao 46m. Thế hệ cha ông vơi một tấm lòng nồng nàn yêu mến Chúa, người dân trong vùng đã cùng đóng góp công sức, chi phí và tự tay mình xây nên đền Thánh nguy nga, tráng lệ như ngày nay.

Đền được xây theo cấu trúc mái ngói hình cầu và tháp chuông kết hợp hài hòa cùng với phong cách trang trí bằng các bức tượng đắp nổi hết sức cầu kì, tỉ mỉ. Bên cạnh đó là một hồ nước xanh biếc, phẳng lặng để tòa thánh, hàng cây và dãy đèn hàng ngày soi mình tạo cảm giác “thiên đường” cho du khách.

Nhà thờ Hưng Nghĩa

Có người từng nói vui là “trốn Sài Gòn về thăm Hưng Nghĩa”, bấy nhiêu cũng để người nghe đặt một dấu chấm hỏi trong đầu. Hưng Nghĩa có gì mà gây lưu luyến vậy? Một khung trời Tây Âu đang hiện diện ở đây qua hình ảnh của nhà thờ Hưng Nghĩa.

Cũng như Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai, nhà thờ Hưng Nghĩa được xây theo kiến trúc Gothic mang đậm dấu ấn Pháp.

Được mệnh danh là “lâu đài băng giá” bởi nó khoác trên mình bộ áo màu xám đen lạnh lùng, kiêu sa mà đầy bí ẩn.

Nhìn từ xa, nhà thờ Hưng Nghĩa sừng sững, hiên ngang nhưng cũng không kém phần sang trọng. Nơi đây đã nhận được không ít sự quan tâm của giới trẻ cũng như các cặp đôi lựa chọn để ghi lại những khoảnh khắc quan trọng trong đời.

Nhà thờ Hưng Nghĩa
Nhà thờ Hưng Nghĩa

Giáo xứ Thánh Danh

So với nhà thờ Hưng Nghĩa thì địa điểm này lại mang một màu sắc khá giống. Tuy nhiên thì màu sắc của Giáo xứ Thánh Danh lại có phần sáng hơn, mang nét xưa cũ hơn.

Với cấu trúc cầu kì, đồ sộ pha đôi chút ma mị, trang trí bởi những bức tranh mang họa tiết đắp nổi rất đẹp và tự nhiên. Giáo xứ Thánh Danh được mệnh danh như một “lâu đài đen” đầy quyền lực.

Giáo xứ Thánh Danh
Giáo xứ Thánh Danh

Tòa giám mục Bùi Chu

Không mang một màu sắc Châu Âu như những địa điểm trên, tuy nhiên Tòa Giám mục Bùi Chu lại gây chú ý bởi một màu vàng cổ kính phủ một lớp rêu phong do sự ăn mòn của thời gian.

Tọa lạc lại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường từ thời Pháp thuộc,tính đến nay cũng hơn 130 năm, với bề dày lịch sử như thế cũng đủ để Tòa Giám mục toát lên vẻ uy nghiêm, bề thế. Nơi đây cũng là nơi gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng.

Tòa giám mục Bùi Chu
Tòa giám mục Bùi Chu

Nét đẹp truyền thống cộng hưởng kiến trúc độc đáo tạo nên một khung trời Tây trên mảnh đất “Non Côi Sông Vị”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *